Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

'Số phận' những bộ y phục vua chúa lộng lẫy trong phim cổ trang

Phim cổ trang Trung Quốc đầu tư lớn không chỉ cho dàn diễn viên hùng hậu vừa đẹp vừa tài năng, mà bên cạnh đó vấn đề trang phục cũng được chú trọng rất nhiều. Một tác phẩm điện ảnh thành công phải khiến cho khán giả mãn nhãn phần nhìn với những bộ xiêm y lộng lẫy, đặc biệt hơn, y phục cho vua chúa lại càng phải chất lượng và có thiết kế tinh tế, hoàn hảo đến từng đường kim mũi chỉ. "Vòng đời" của những chiếc long bào, váy vóc tinh xảo ấy cũng là một chủ đề rất được người hâm mộ quan tâm.
Tái sử dụng trong các dự án khác
Đây là một trong những cách làm phổ biến giúp ê kíp tiết kiệm tối đa chi phí. Thực tế, khoản đầu tư cho trang phục trong phim thường "ngốn" 1 số tiền rất lớn tổng kinh phí. Không những thế, yêu cầu về thiết kế trong các tác phẩm giã sử lại khá giống nhau nên tái sử dụng là điều hoàn toàn có thể. Vừa không làm ảnh hưởng đến chất lượng ghi hình mà những bộ đồ còn mang theo sự may mắn từ các thước phim đã thành công nên khiến người mặc càng thêm tự tin vào vai diễn của mình.
Bên cạnh đó, sử dụng nhiều lần 1 trang phục còn góp phần bảo vệ môi trường nữa. Thời trang là một trong những ngành công nghiệp có cơ cấu sản xuất, vận hành gây nhiều tác hại đến hệ sinh thái của chúng ta, hơn nữa số lượng phim điện ảnh cổ trang Trung Quốc vô cùng lớn nên khuyến khích stylist sử dụng lại các bộ cánh cũ là điều cực kỳ được ủng hộ.
Số phận những bộ y phục vua chúa lộng lẫy trong phim cổ trang
Chiếc áo được sử dụng trong 2 dự án phim khác nhau. (Ảnh: vtc.vn)
Bán đấu giá
Tuy vậy, nhiều khi quần áo trong phim được may riêng theo số đo của diễn viên nên rất khó có thể dùng được cho người khác. Với những trường hợp như thế, đa số y phục sẽ bị "xếp xó" không ai đụng đến. Tuy nhiên, may mắn hơn nếu bộ phim có độ thành công lớn, nhiều người hâm mộ thì chúng sẽ được bán đấu giá cho fan đấy. Thường thì người mua sẽ phải trả một khoản tiền không nhỏ để sở hữu dù chẳng thể mặc được những bộ đồ lộng lẫy hay phụ kiện cầu kỳ này.
Ví dụ như trang phục của Dương Mịch trong bộ phim Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa được fan tranh giành mhau mua với giá 8.000 NDT (khoảng 28 triệu đồng). Long bào của nam diễn viên Lý Dịch Phong trong Cổ Kiếm Kỳ Đàm cũng được bán với giá hơn 10.000 NDT (gần 36 triệu đồng).
Số phận những bộ y phục vua chúa lộng lẫy trong phim cổ trang
Trang phục dù không thể mặc được thường ngày nhưng fan vẫn bỏ hàng chục triệu để sở hữu. (Ảnh: Tam Sinh Tam Thế)
Diễn viên giữ lại làm kỷ niệm
Thời gian ghi hình cho một bộ phim khá lâu nên diễn viên thường cảm thấy gắn bó, tiếc nuối khi phải đóng máy, cho nên không ít lần họ được phép giữ lại những bộ trang phục của mình để làm vật kỷ niệm. Nếu bạn chưa biết thì ở Hậu Cung Như Ý Truyện, váy vóc của Châu Tấn được may theo số đo của nữ diễn viên. Sau khi hoàn thành phim, cô đã giữ lại hầu hết đồ (khoảng 180 bộ) của Ô Lạt Na Lạp Như Ý để lưu lại khoảng thời gian đáng nhớ này. Tuy nhiên để sở hữu chúng thì nữ diễn viên vẫn phải trả tiền đấy nhé.
Số phận những bộ y phục vua chúa lộng lẫy trong phim cổ trang
Vì quá yêu nhân vật, Châu Tấn đã quyết định giữ lại hầu hết trang phục trong phim. (Ảnh: Weibo)
Số phận những bộ y phục vua chúa lộng lẫy trong phim cổ trang
Người đẹp Họa Bì được may toàn bộ đồ diễn theo số đo riêng. (Ảnh: Weibo)
Trả lại cho nhãn hàng tài trợ
Rất nhiều các bộ phim được nhãn hàng nổi tiếng cho mượn đồ quay hoặc tài trợ riêng để thiết kế và thực hiện trang phục lúc ghi hình. Thường thì sau khi hoàn thành phim, ê kíp sẽ phải trả lại toàn bộ y phục đã mượn trở lại cho các công ty. Đôi khi họ được tặng luôn khỏi cần hoàn lại nhưng bởi giá trị của chúng rất lớn nên không phải lúc nào các nhà tài trợ cũng sẵn sàng chi trả mạnh tay như vậy đâu. Phần lớn họ chỉ chịu 1 phần chi phí hoặc thiệt hại hỏng hóc quần áo trong quá trình làm phim thôi.
Số phận những bộ y phục vua chúa lộng lẫy trong phim cổ trang
Trả lại đồ cho nhãn hàng cũng là "cái kết" thường thấy cho trang phục trong phim. (Ảnh: Tân Ỷ Thiên Đồ Long Ký)
Phải công nhận rằng phim cổ trang Trung Quốc hấp dẫn người xem không chỉ bởi cái tài của người diễn mà còn do sự tận tâm, đầu tư của cả ê kíp đến từng bộ trang phục cầu kỳ, kiểu cách. Dù không phải bộ long bào, váy vóc công chúa, hoàng hậu nào cũng được may mắn đem đi đấu giá hay tái sử dụng nhưng chắc chắn chúng đã được tận dụng triệt để và giúp diễn viên tỏa sáng trong mỗi khung hình.
Cùng theo dõi các bài viết của chuyên mục SỐNG tại đây!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

About

authorHello, my name is Jack Sparrow. I'm a 50 year old self-employed Pirate from the Caribbean.
Learn More →