Một trong những dụng cụ không thể thiếu trong bữa cơm của gia đình người Việt Nam chính là đôi đũa. Đôi đũa dùng để gắp thức ăn và trực tiếp tiếp xúc với miệng. Vì thế, việc giữ chúng sạch sẽ cũng đồng nghĩa với việc bạn đang bảo vệ chính sức khỏe của bản thân. Giữ đũa sạch sẽ cũng hạn chế được vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng. 
Bạn nghĩ trước giờ bạn rửa đũa thế thôi, có gì mà phức tạp thế nhưng sự thật là rửa đũa cũng cần có kỹ thuật chứ không phải cứ nhúng nước hay đổ ngập xà phòng rửa bát lên là xong.
Thói quen rửa đũa sai lầm mà nhiều người tưởng là đúng
Hầu hết tất cả mọi người thường có thói quen rửa đũa theo cách chà xát cả bó đũa với nhau. Sở dĩ hành động này xảy ra là vì họ cho rằng làm như thế sẽ nhanh chóng, tiện lợi hơn. Thế nhưng, sự thật là rửa đũa theo cách này có thể khiến lớp bảo vệ bên ngoài đũa bị phá bỏ, những vết nứt nhỏ được tạo ra trong quá trình thực hiện khiến bề mặt đũa ngày càng thô ráp, là môi trường thuận lợi để sản sinh các vi sinh vật. 
Ngâm đũa nước sôi, đem phơi nắng...kĩ một chút nhưng đảm bảo sức khỏe
Rửa đũa theo bó có thể khiến bề mặt đũa thô ráp, dễ nhiễm khuẩn (Ảnh: Internet)
Một số người còn bỏ qua việc lau khô đũa và lập tức bỏ vào rổ sau khi rửa xong. Có thể bạn chưa biết nhưng môi trường ẩm ướt là nơi lý tưởng để vi khuẩn, nấm mốc và chất gây ung thư (aflatoxin) sản sinh. 
Bên cạnh đó, một thói quen xấu khác khi rửa đũa mà bạn cần khắc phục chính là ngâm đũa. Để tiện lợi và tiết kiệm hơn, nhiều người có thói quen để đũa vào bồn rửa bát sau khi sử dụng mà không rửa lập tức. Theo họ, việc để thành đống và rửa một lượt sẽ đỡ công hơn. Tuy nhiên, việc làm này có thể khiến hóa chất từ xà phòng rửa bát xâm nhập sâu vào đũa và việc rửa sạch lại bằng nước thường cũng không thể làm sạch. Được biết, hóa chất này khi vào cơ thể sẽ làm giảm nồng độ các ion canxi trong máu khiến con người mệt mỏi, chức năng giải độc gan cũng bị ảnh hưởng. 
Ngâm đũa nước sôi, đem phơi nắng...kĩ một chút nhưng đảm bảo sức khỏe
Nhiều người còn có thói quen ngâm đũa sau khi sử dụng
Cách rửa đũa để tránh gây bệnh
- Rửa từng chiếc đũa: Sau khi đã hòa lẫn nước và dung dịch rửa bát, hãy cho đũa vào chậu và dùng giẻ rửa sạch bề mặt từng chiếc đũa. Xong bước này, bạn rửa qua một lượt bằng nước thường. Hành động rửa từng chiếc một sẽ hạn chế sự cọ xát giữa những chiếc đũa, từ đó tránh được sự lây nhiễm vi khuẩn và hạn chế hóa chất ngấm vào đũa. 
Ngâm đũa nước sôi, đem phơi nắng...kĩ một chút nhưng đảm bảo sức khỏe
Nên rửa từng chiếc đũa để hạn chế sự cọ xát giữa các đũa với nhau (Ảnh: kknews)
- Tổng vệ sinh đũa mỗi tháng/lần: Sau mỗi tháng, hãy tổng vệ sinh toàn bộ đũa một lần. Bạn có thể cho đũa vào máy khử trùng hoặc ngâm nước sôi trong 30 phút. Lưu ý là không thực hiện với đũa nhựa hoặc đũa sơn. 
Ngâm đũa nước sôi, đem phơi nắng...kĩ một chút nhưng đảm bảo sức khỏe
Khử trùng đũa 1 lần/tháng là điều bạn nên làm (Ảnh: Internet)
- Lau khô và cất đũa ở nơi thoáng mát: Một trong những điều cần phải ghi nhớ chính là luôn lau khô sau khi rửa sạch đũa. Nếu có thể, bạn cũng nên phơi đũa ngoài nắng. Sau khi đũa khô thì hãy cất ở những chỗ thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế để đũa ở nơi ẩm thấp, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập. Giỏ đựng đũa cũng cần có lỗ thoáng khí, thoát nước. Ngoài ra, đối với đũa mới bạn nên khử trùng trước khi sử dụng bằng cách dùng chất tẩy rửa hoặc ngâm đũa trong nước sôi (có thể thêm chút giấm) khoảng 30 phút.
Ngâm đũa nước sôi, đem phơi nắng...kĩ một chút nhưng đảm bảo sức khỏe
Sau khi rửa sạch, hãy phơi khô đũa (Ảnh: pxhere)
Đôi đũa là một trong những vật dụng dễ bị lây nhiễm vi khuẩn nhất. Đó là lý do bạn cần phải cẩn thận từ khâu lựa chọn giỏ đựng đũa, rửa đũa hay thậm chí là làm khô đũa như thế nào. Muốn cơ thể khỏe mạnh trước hết phải giữ sạch những vật dụng xung quanh mà bản thân thường sử dụng. 
Cùng đọc các bài viết khỏe tại đây!